WOW! 12 mẫu CV xin việc hoàn chỉnh file word ấn tượng 2020

CV xin việc là gì và tác dụng?

CV xin việc là gì?

CV xin việc là viết tắt của “Curriculum vitae” dịch theo nghĩa tiếng Việt là một bản “Sơ yếu lý lịch”. (Nguồn Wikipedia)

Nhưng thực chất CV là một bản tóm tắt về quá trình học tập, kinh nghiệm làm việc và các kỹ năng khác liên quan đến chuyên môn và vị trí mà bạn ứng tuyển.

5 tác dụng của CV xin việc

Có tới trên 65% nhà tuyển dụng bị thu hút và muốn đọc một mẫu CV thiết kế theo cá tính một cách độc đáo, hơn là phải ngồi đọc một bản CV “chán òm” đơn điệu và trải dài trên nhiều trang giấy.

Dưới đây là 5 lợi ích của một bản CV xin việc chuẩn chuyên nghiệp:

  • Bạn là ứng viên thích hợp với công ty
  • Bạn có thể đáp ứng được các yêu cầu công việc của công ty
  • Trình độ giáo dục và chuyên môn đủ so với yêu cầu xét tuyển
  • Kinh nghiệm và kỹ năng của bạn đủ để đáp ứng tốt công việc đang ứng tuyển
  • Trình độ và tính chuyên nghiệp trong công việc của bạn

(Khảo sát của nền tảng tuyển dụng trực tuyến jobnow với hơn 3000 nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam về xu hướng CV xin việc 2019).

Vậy làm sao để có thể thiết kế được một bản CV theo cá tính đặc trưng của từng bạn giúp tăng cơ hội “Trúng tuyển” ngay lần đầu tiên phỏng vấn.

mẫu-cv-xin-việc-hoàn-chỉnh

Mẫu CV xin việc hoàn chỉnh

>> Xem ngay: Việc làm kế toán

Sự khác biệt giữa CV xin việc, Hồ sơ xin việc, Sơ yếu lý lịch và đơn xin việc

Có vẻ như nhiều bạn vẫn hay bị nhầm lẫn các khái niệm này với nhau và không phân biệt được tác dụng mỗi loại là như thế nào.

CV xin việc

Đây là một bản tóm tắt quá trình học tập, bằng cấp, kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm làm việc (nếu có) đối với sinh viên mới ra trường hoặc người chưa có kinh nghiệm.

Còn đối với những ứng viên đã đi làm thì là quá trình làm việc, vị trí đảm nhiệm, kỹ năng chuyên môn, thành tích và những dự án đã hoàn thành trong công việc.

Sẽ là những yếu tố giúp cho nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc để quyết định xem ai là người phù hợp với vị trí công ty đang tuyển

Đơn xin việc

Là một văn bản đính kèm, thường được yêu cầu trong các bộ hồ sơ xin việc để bày tỏ nguyện vọng của ứng viên với vị trí đang hướng đến.

Đơn xin việc cũng quan trọng ngang với cv vì nhà tuyển dụng sẽ đọc đơn xin việc trước đánh giá sơ bộ xem ứng viên này có tiềm năng không trước khi xem CV.

Sơ yếu lý lịch

Là 1 bản kê khai lý lịch bản thân như: tên, tuổi, ngày tháng năm sinh, tên tuổi cha mẹ, và những thông tin khác liên quan đến người thân trong gia đình.

Do đó Sơ yếu lý lịch giúp nhà tuyển dụng nắm bắt nhanh được thông tin cơ bản nhất của ứng viên để đánh giá xem có phù hợp với doanh nghiệp mình không

Hồ sơ xin việc

Hồ sơ xin việc là một tập văn bản tài liệu tóm tắt về bản nhân, quá trình học tập, liệt kê các kinh nghiệm làm việc dùng để xin việc làm.

>> Tìm hiểu ngay: bộ hồ sơ xin việc chuẩn cần những giấy tờ gì?

Hướng dẫn viết CV xin việc hoàn chỉnh nhất

Bố cục cv xin việc cơ bản
Bố cục cv xin việc cơ bản

Trên mạng có hàng nghìn mẫu CV xin việc khác nhau nhưng quy tụ lại bản cv xin việc cơ bản của bạn cần hội tụ đủ 8 thành phần sau.

  1. Hình thức trình bày (Phải ấn tượng)
  2. Thông tin cơ bản về bản thân
  3. Giới thiệu ngắn gọn về bản thân
  4. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
  5. Bạn có những kỹ năng mềm nào
  6. Trình độ học vấn
  7. Kinh nghiệm làm việc của bạn
  8. Đưa ra dẫn chứng thực tế

7 bước viết CV xin việc ấn tượng

Khi biết được 8 điểm chung của mọi mẫu CV xin việc. Vậy làm sao để bạn khác biệt so với hàng ngàn ứng viên khác.

1. Thông tin cá nhân

thông tin cá nhân trong cv

Các nội dung cần có trong phần thông tin cá nhân

  1. Thông tin cá nhân: Họ tên, giới tính, năm sinh
  2. Thông tin Liên hệ: Email, số điện thoại, địa chỉ, website cá nhân, Facebook cá nhân.

Phần này bạn chỉ cần điền thông tin cơ bản là đủ.

2. Giới thiệu bản thân:

Phần này cực kì quan trọng, trong trường hợp các ứng viên có trình độ ngang nhau. Nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên chọn ứng viên làm nổi bật những điều sau.

  • Bạn có những tố chất gì?
  • Quan điểm sống của bạn ra sao?
  • Triết lý và mục tiêu sống của bạn như thế nào
  • Những kỹ năng nổi bật của bạn
  • Và những ưu và nhược điểm của bạn

3. Mục tiêu nghề nghiệp:

Trước hết mục tiêu nghề nghiệp chính là những điều bạn muốn đạt được trong sự nghiệp của mình.

Có 3 lộ trình là: Ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Sẽ rất tuyệt vời nếu cả 3 đều phù hợp với mục tiêu phát triển của công ty.

Ví dụ: Bạn ứng tuyển 1 vị trí marketing ở công ty ABC

  1. Mục tiêu ngắn hạn: Được trực tiếp làm những công việc liên quan tới marketing, cũng như học hỏi trau dồi kinh nghiệm với những người đi trước.
  2. Trung hạn: Trở thành chuyên viên marketing online
  3. Dài hạn: Trở thành người xuất sắc trong lĩnh vực marketing online

4. Kỹ năng mềm

Gồm hơn 30 kỹ năng phát triển bản thân, kỹ năng sử dụng tin học, khả năng ngoại ngữ, và những công cụ khác phục vụ trong công việc.

Nhà tuyển dụng chỉ mất 6s để đọc bản cv của bạn, vì vậy bạn cần chọn ra những kỹ năng phù hợp nhất với vị trí đang ứng tuyển tránh lan man dài dòng.

>>Xem thêm hướng dẫn: Cách viết kỹ năng trong CV để “Thu hút” NTD

5. Trình độ học vấn

Hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn học trường nào, bằng cấp chứng chỉ ra sao. Bên cạnh đó bạn có thể liệt kê thêm những khóa học, chứng chỉ nâng cao.

Hãy nhớ rằng chỉ nên liệt kê những khóa học bạn tham gia có liên quan tới công việc thôi nhé.

6. Kinh nghiệm làm việc

kinh nghiệm làm việc trong cv

Mẫu mô tả kinh nghiệm trong CV xin việc

Phần này chính là phần đáng chú ý nhất của nhà tuyển dụng để có thể đánh giá bạn có đủ năng lực cũng như trình độ để đáp ứng với yêu cầu của vị trí công ty tuyển dụng không.

Vì vậy, bạn hãy viết thật chi tiết quá trình làm việc của mình.

Càng sát với bảng mô tả công việc của nhà tuyển dụng thì tỷ lệ thành công của bản cv xin việc càng cao.

>>Xem ngay: Bí quyết ghi kinh nghiệm làm việc trong CV để ăn chắc trúng tuyển

7. Minh chứng thực, những thành tựu bạn đạt được

Bạn là một nhân viên tài năng, một nhân viên Marketing giỏi hơn nữa bạn còn rất tâm huyết với mọi công việc.

Do đó để xác thực nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn qua những dự án thực tế bạn đã làm được và những dẫn chứng cụ thể cách bạn triển khai công việc.

Lưu ý: những dẫn chứng bạn đưa ra cần phải liên quan trực tiếp đến công việc mà bạn đang ứng tuyển nhé!

Tuy nhiên bạn cũng không cần phải liệt kê hết tất cả những mục trên trong bản CV của mình. Điều quan trọng là cách bố trí những giá trị nổi bật nhất của bản thân để gây ấn tượng ngay từ đầu.

Ví dụ: Mẫu cv xin việc hoàn chỉnh.

mẫu cv xin việc đơn giản

Mẫu cv xin việc đơn giản

Những lỗi cơ bản khi viết CV xin việc

  • Để ảnh thiếu trang trọng, không rõ nét khuôn mặt

Bạn nên chọn ra những bức ảnh ăn mặc lịch sự chụp rõ nét cả khuôn mặt của mình.

  • Để Email thiếu trang trọng và không nghiêm túc

Ví dụ: [email protected], [email protected]….

Bạn nên để email theo tên riêng của mình VD: [email protected]

  • Mục tiêu công việc quá chung chung.

Bạn nên lập ra mục tiêu rõ ràng và hướng phát triển cho công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Ví dụ: Bạn ứng tuyển vào bộ phận IT của công ty (ABC) thì mục tiêu của bạn là tham gia phát triển các dự án của công ty, không ngừng học hỏi và tiếp cận những ngôn ngữ và công nghệ mới.

  • Nội dung CV không liên quan đến vị trí ứng tuyển.

Lỗi này thường do 1 bản cv bạn nộp ở nhiều vị trí công ty khác nhau.

Lời khuyên: Trước khi nộp CV vào bất kỳ công ty nào đó bạn cũng nên tìm hiểu trước về vị trí và yêu cầu công việc để thiết kế cho phù hợp với yêu cầu cũng như văn hóa của công ty.

  • Đưa vào CV những công việc và những kỹ năng không liên quan đến

Tùy đặc thù của từng công việc bạn nên đưa ra những kỹ năng nổi bật nhất có liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển .

Ví Dụ: Với vị trí kế toán thì kĩ năng chăm sóc khách hàng, khả năng đàm phán sẽ không giúp bạn nổi bật.

Thay vào đó bạn thể hiện những kỹ năng Excel thần thánh, khả năng sắp xếp và quản lý dữ liệu và một số kỹ năng nghiệp vụ dành riêng cho ngành kế toán.

  • Lỗi sai chính tả ngữ pháp

Việc viết sai chính tả ngữ pháp quá nhiều trong một bản CV không chỉ thể hiện bạn thiếu chuyên nghiệp khi viết cv xin việc. Mà còn thể hiện bạn là người cẩu thả trong những việc làm dù là việc nhỏ nhất.

Vì vậy hãy cố gắng rà soát thật kĩ trước khi gửi bản cv đi ứng tuyển ở bất kỳ công ty nào.

Lưu ý khi trình bày CV xin việc

  • Khổ giấy nên để A4 và trình bày tối đa 2 mặt giấy
  • Sử dụng loại giấy chất lượng tốt để in
  • Trình bày công việc theo thứ tự từ gần đến xa
  • Tóm tắt bằng cấp chứng chỉ mà bạn đã đạt được một số năm trước đó
  • Phần kinh nên trình bày sao cho nổi bật nhất và kinh nghiệm phải liên quan đến vị trí công việc đang ứng tuyển.
  • CV cần phải nhất quán về màu sắc và để lại nhiều khoảng trắng
  • Không nhất thiết phải để tiêu đề, thay vào đó nên làm nổi bật tên bằng chữ in đậm hoặc in nghiêng
  • Sử dụng những font chữ dễ đọc như Arial, Verdana, Time New Roman, Calibri…
  • Nên dùng từ ngữ tích cực/hành động để mô tả về những công việc đã làm.
  • Kiểm tra lỗi chính tả và ngắt câu hợp lý.

Chiến lược để tạo nên 1 bản CV xin việc hoàn hảo

chiến lược viết ra mẫu cv hoàn hảo

Để tạo ra 1 bản cv hoàn hảo ngoài việc tham

Related Posts