MSDS là gì? Thông tin về Bảng chỉ dẫn an toàn vật liệu hóa học (Material Safety Data Sheet)

Nội dung bài viết được cung cấp bởi Thầy Đào Văn Kiên – Giám Đốc Công ty MTL Logistics tại Hà Nội, chuyên gia trong lĩnh vực Logistics, giảng viên Khóa học Xuất nhập khẩu tại trung tâm Lê Ánh cơ sở Hà Nội.

Nhập khẩu hàng hóa hóa chất có thể gặp phải nhiều khó khăn và trở thành bài học đắt giá cho nhiều doanh nghiệp nhập khẩu. Vì loại hàng này mang tính chất nguy hiểm, cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi xuất nhập khẩu.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ về bảng chỉ dẫn MSDS được sử dụng chuyên dụng cho hàng hóa hóa chất, giúp các doanh nghiệp có căn cứ và kế hoạch xuất nhập khẩu hợp lý. Bài viết sẽ đi vào chi tiết về MSDS là gì? Vai trò của tờ khai MSDS trong quá trình xuất nhập khẩu hóa chất,…

>>>>> Xem thêm: Master Bill, House Bill Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa MBL và HBL

1. MSDS là gì?

MSDS viết tắt của material safety data sheet trong tiếng Anh, có nghĩa là bảng chỉ dẫn an toàn vật liệu hóa học. MSDS là một văn bản cung cấp thông tin liên quan đến các thuộc tính của chất hóa học và thường được đính kèm với sản phẩm hóa chất.

MSDS được tạo ra để cung cấp thông tin cho những người tiếp xúc hoặc làm việc với chất hóa học, giúp họ thực hiện các biện pháp an toàn và xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố liên quan đến chất hóa học đó.

2. Vai trò của tờ khai MSDS là gì?

MSDS là nguồn thông tin tin cậy giúp đưa ra phương pháp vận chuyển hàng hóa phù hợp nhất, đảm bảo an toàn trong quá trình xếp dỡ hàng hoá và biết cách xử lý khi có sự cố xảy ra với hàng hoá này.

MSDS đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng môi trường làm việc an toàn với chất hóa học của các tổ chức sử dụng.

Ngoài ra, MSDS cung cấp các thông tin cần thiết về cách sơ cứu và nhận biết các triệu chứng khi tiếp xúc với chất hóa học, cũng như cách xử lý trong trường hợp cụ thể.

MSDS là gì

»»» Xem thêm: Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

3. Các hàng hóa cần có bảng chỉ dẫn an toàn MSDS

Các loại hàng hóa có thể gây nguy hiểm trong quá trình vận chuyển, như cháy nổ, hóa chất ăn mòn, hàng hóa có mùi hương…

Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm… dạng bột, dạng lỏng cần có MSDS, cụ thể là tên sản phẩm, nhà sản xuất. Khi chuyển hàng qua đường hàng không quốc tế, an ninh hàng không yêu cầu bảng chỉ dẫn an toàn MSDS để kiểm tra thành phần của bảng chỉ dẫn có thực sự an toàn cho người tiêu dùng tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp hay không.

Bia, rượu cần kiểm tra nồng độ cồn. Các sản phẩm có độ cồn dưới 5% có thể xuất khẩu mà không cần MSDS, còn các sản phẩm có độ cồn trên 5% cần phải có MSDS và công văn cam kết đi kèm.

4. MSDS do ai cấp?

MSDS sẽ được cung cấp và khai báo bởi shipper (có thể là công ty sản xuất, nhà phân phối hoặc cá nhân…). Một MSDS hoàn chỉnh cần chính xác từ thông tin sản phẩm, tên gọi cho đến thành phần, nhiệt độ chảy, nhiệt độ sôi, điểm chớp cháy, điểm nổ, điểm tự cháy và phương thức vận chuyển (hàng không hoặc vận chuyển biển).

Một MSDS cần phải có thông tin địa chỉ của công ty sản xuất hoặc công ty phân phối sản phẩm, hoặc người gửi có trách nhiệm pháp lý. Đây là lý do tại sao một MSDS giả (thông tin trên MSDS không trùng khớp với thông tin in trên sản phẩm) sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

MSDS và lô hàng sẽ được gửi từ các đơn vị đại lý vận chuyển và sau đó qua DHL, FedEx, TNT, UPS. Hải quan An ninh hàng không sẽ kiểm tra MSDS và hàng hóa thực tế. Nếu vi phạm, người gửi sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn: lô hàng sẽ bị tạm giữ, yêu cầu lập biên bản, đóng phạt và sau đó có thể được trả về hoặc bị hủy.

5. Thành phần của bảng MSDS

Một bảng chỉ dẫn an toàn vật liệu hóa chất (MSDS) phải bao gồm ít nhất các mục sau:

– Tên thương hiệu, tên hóa học và các tên khác cũng như các số đăng ký CAS, RTECS v.v.

– Các thuộc tính lý học của chất hóa học như ngoại hình, màu sắc, mùi, tỷ trọng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, điểm chớp cháy, điểm nổ, điểm tự cháy, độ nhớt, tỷ lệ bay hơi, áp suất hơi, thành phần phần trăm cho phép trong không khí, khả năng hòa tan trong nước, dung môi hữu cơ v.v.

– Thành phần hóa học, họ hóa chất, công thức và các phản ứng hóa học với các chất khác như axit, chất oxy hóa.

– Độc tính và các tác động xấu tới sức khỏe người, chẳng hạn như tác động tới mắt, da, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, khả năng gây ung thư hoặc gây biến đổi gen. Biểu hiện và triệu chứng khi trực tiếp hoặc tiếp xúc lâu dài.

– Những nguy cơ cháy nổ chính, tác động xấu tới sức khỏe người lao động và nguy cơ phản ứng, ví dụ như theo thang đánh giá NFPA từ 0 đến 4.

– Thiết bị bảo hộ lao động cần sử dụng khi làm việc với chất hóa học.

– Quy trình thao tác khi làm việc với chất hóa chất.

– Hỗ trợ y tế cấp cứu trong trường hợp ngộ độc hoặc xảy ra tai nạn khi sử dụng chất hóa chất.

– Các điều kiện bảo quản, lưu trữ chất hóa chất trong kho (nhiệt độ, độ ẩm, thông gió, hóa chất không tương thích v.v.) cũng như các quy định cần tuân thủ khi tiếp xúc với chất hóa chất.

– Phương pháp xử lý chất thải chứa chất hóa chất và phương pháp xử lý tài liệu lưu trữ theo định kỳ hoặc khi xảy ra rò rỉ chất hóa chất ra môi trường.

– Thiết bị, phương tiện và quy trình, quy chuẩn trong phòng chữa cháy.

– Tác động xấu lên sinh vật thủy sinh và môi trường.

– Khả năng và hệ số tích lũy sinh học (BCF).

– Quy định về đóng gói, nhãn mác và vận chuyển.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – đơn vị đào tạo thực tế, chuyên sâu về xuất nhập khẩu. Hy vọng sẽ hữu ích cho quá trình học tập và công việc của bạn.

>>>>> Bài viết tham khảo: Khóa học xuất nhập khẩu thực tế ở Hà Nội

Nếu bạn muốn trang bị thêm kiến thức về xuất nhập khẩu – logistics, bạn có thể tham khảo các khóa học xuất nhập khẩu logistics tại trung tâm XNK Lê Ánh.

Chúc bạn thành công!

Related Posts