CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Bảo hiểm xã hội (BHXH) đang ngày càng trở thành một phần quan trọng trong chính sách an sinh xã hội của Nhà nước. Đối với người lao động, BHXH là một nghĩa vụ bắt buộc, trong khi đó, người dân cũng có thể tham gia vào BHXH theo hình thức tự nguyện và nhận các quyền lợi đặc biệt từ các chế độ BHXH. Hãy cùng eBH tìm hiểu chi tiết về chủ đề này trong bài viết dưới đây.

khái niệm về bảo hiểm xã hội là gì? các chế độ BHXH

Tổng quan về các chế độ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

1. Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm là hình thức bảo vệ tài chính trước những rủi ro. Đây là cách thức quản lý rủi ro, chủ yếu được sử dụng để bảo vệ chống lại những rủi ro do ngẫu nhiên hoặc tổn thất có thể xảy ra”

Đơn vị cung cấp bảo hiểm có thể là cơ quan Nhà nước, công ty hoặc tổ chức bảo hiểm.

Xã hội là một nhóm cá nhân liên quan đến tương tác xã hội thường xuyên, hoặc một nhóm xã hội lớn có chung lãnh thổ không gian hoặc xã hội, thường chịu cùng thẩm quyền chính trị và các kỳ vọng văn hóa chi phối” – Theo Wikipedia

Tại Việt Nam, Bảo hiểm xã hội là một chính sách an sinh được triển khai và thực hiện bởi cơ quan BHXH Việt Nam theo quy định của Pháp luật. Cụ thể:

Thông tin về thuật ngữ “Bảo hiểm xã hội” được quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/2014 được mô tả như sau:

Bảo hiểm xã hội là việc đảm bảo việc thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, dựa trên việc đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Điều này chứng tỏ BHXH là một chính sách an sinh hữu ích cho người tham gia, được tổ chức bởi Nhà nước và được bảo đảm thực hiện dựa trên các quy định pháp lý. Bằng việc đóng vào quỹ BHXH, người tham gia sẽ được bảo vệ một phần thu nhập khi gặp rủi ro và mất thu nhập chính do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động.

Hiện nay, có 2 hình thức để người dân có thể đăng ký tham gia, tùy thuộc vào nhóm đối tượng bắt buộc và tự nguyện. Mỗi hình thức này sẽ mang lại các quyền lợi và chế độ khác nhau cho người tham gia.

1.1. Các chế độ của bảo hiểm xã hội tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 4, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

  1. Chế độ ốm đau (ÔĐ)

  2. Chế độ thai sản (TS)

  3. Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLD&BNN)

  4. Chế độ hưu trí (HT)

  5. Chế độ tử tuất (TT)

Chế độ người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng

Thông tin về 05 chế độ người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng

Đối với người tham gia BHXH tự nguyện, bao gồm các chế độ hưu trí và tử tuất

Bên cạnh đó, còn có bảo hiểm hưu trí bổ sung do chính phủ quy định (Theo Khoản 7, Điều 3)

1.2. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội

Người tham gia BHXH sẽ được hưởng các quyền lợi về tiền trợ cấp nhằm đảm bảo và bù đắp sự thiếu hụt về mặt tài chính cho bản thân và gia đình khi gặp phải những rủi ro trong cuộc sống. Trong trường hợp người tham gia không muốn tiếp tục tham gia BHXH, họ có thể rút BHXH một lần khi có yêu cầu. Mức hưởng sẽ dựa trên mức tiền lương đóng vào quỹ hàng tháng và thời gian tham gia theo quy định.

2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Được quy định tại Khoản 2, Điều 3, Luật BHXH 2014, Bảo hiểm xã hội bắt buộc là một loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

2.1 Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2023

Theo Điều 87, Luật BHXH, mức đóng BHXH bắt buộc là tỷ lệ trích nộp tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động và người sử dụng lao động lần lượt vào các quỹ BHXH, quỹ BHYT, quỹ BHTN, quỹ TNLĐ-BNN… theo quy định của Pháp luật.

Thông qua bảng tỉ lệ, người lao động sẽ biết được tổng số tiền phải đóng khi tham gia BHXH bắt buộc, mức đóng của đơn vị và không có thêm bất kỳ khoản chi phí nào khác.

Mức trích đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động là khác nhau. Cụ thể, mức đóng BHXH bắt buộc năm 2023 như sau:

2.1.1 Đối tượng là người lao động

Bảng tỷ lệ mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động năm 2023

2.1.2 Đối tượng là người sử dụng lao động

Bảng tỷ lệ mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người sử dụng lao động năm 2023

Lưu ý: Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, khi đủ điều kiện và có văn bản đề nghị được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chấp thuận, sẽ được giảm tỷ lệ đóng vào quỹ TNLĐ-BNN xuống còn 0,3%.

2.2 Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc

Như đã đề cập ở trên, người tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng các quyền lợi từ 5 chế độ chính:

2.2.1 Chế độ ốm đau

Điều kiện hưởng quyền lợi từ chế độ ốm đau được quy định chi tiết tại Chương III, Mục 1, Luật BHXH 2014. Người tham gia cần đáp ứng các điều kiện hưởng quy định tại Điều 25 của luật này:

1) Người lao động bị ốm đau, tai nạn (không phải là tai nạn lao động) phải nghỉ việc và có xác nhận từ cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

2) Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

3) Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau và có xác nhận từ cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.

Thời gian nghỉ và mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động sẽ phụ thuộc vào đối tượng hưởng, làm việc trong môi trường bình thường hay làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2.2.2 Chế độ thai sản

Người lao động thuộc đối tượng và thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 khi đang đóng BHXH vào quỹ ốm đau và thai sản sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản.

Lao động nữ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản sẽ được nghỉ khám thai, hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; nghỉ hưởng chế độ khi sinh con; nghỉ hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai.

Lao động nữ mang thai hộ hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi cũng sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản khi đủ điều kiện hưởng.

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi sẽ nhận được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con. Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH, cha sẽ nhận được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

2.2.3 Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

1) Điều kiện hưởng chế độ Tai nạn lao động (TNLD) và Bệnh nghề nghiệp (BNN):

– Người lao động bị tai nạn lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
  • Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
  • Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
  • Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

2) Điều kiện hưởng chế độ Bệnh nghề nghiệp:

  • Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;
  • Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại khoản 1.

Người lao động khi bị tai nạn lao động thuộc đối tượng quy định tại Điều 42 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và đủ điều kiện hưởng quy định tại Điều 43 và Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 sẽ được hưởng trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng, tùy thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động và thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.

Người tham gia BHXH bắt buộc hoặc tự nguyện cũng có thể được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình, hưởng trợ cấp phục vụ hàng tháng, trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị thương tật, bệnh tật.

Thông tin về các chế độ khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Thông tin về các chế độ khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

2.2.4 Chế độ hưu trí

Đối với chế độ nghỉ hưu, trong việc hưởng chế độ này sẽ tùy thuộc vào điều kiện về tuổi (quy định tại Khoản 2, Điều 169, Bộ luật Lao động 2019), thời gian tham gia BHXH tối thiểu là 20 năm, công việc, mức suy giảm khả năng lao động,… quy định tại Điều 54 và Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 219, Bộ luật Lao động 2019.

Từ ngày 01/01/ 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện theo quy định của Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH quy định tại Điều 62 Luật này và tương ứng với số năm đã đóng bảo hiểm xã hội như sau:

  • Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm và từ năm 2022 trở đi là 20 năm.
  • Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
  • Sau đó, mỗi năm thêm 2% cho người lao động được tính thêm vào mức lương hưu, tối đa không quá 75%.

Thời điểm hưởng lương hưu sẽ là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật. Nếu người lao động đang đóng BHXH bắt buộc (quy định tại Điểm h, Khoản 1, Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội), thời điểm hưởng lương hưu sẽ được tính từ tháng liền kề sau khi người lao động đủ điều kiện và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan BHXH. Đối với người lao động quy định tại Điểm g, Khoản 1, Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội và người đang bảo lưu thời gian đóng, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.

2.2.5 Chế độ tử tuất

Hiện tại, chế độ tử tuất bao gồm trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp tuất một lần. Từ năm 2022, chế độ này áp dụng cho tất cả người lao động (bao gồm cả người lao động nước ngoài) tham gia BHXH tại Việt Nam.

Theo Khoản 1, Điều 67, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, những người tham gia bảo hiểm xã hội, hoặc đang bảo lưu thời gian đóng; tòa tuyến án là chết, trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hàng tháng:

  1. Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
  2. Đang hưởng lương hưu;
  3. Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  4. Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Theo Khoản 2, Điều 67, Luật BHXH 2014, thân nhân của người tham gia BHXH được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;

b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên kh

Related Posts