IPO là gì? Điều kiện và thủ tục hành chính cho doanh nghiệp IPO

IPO là gì? Điều kiện và thủ tục hành chính cho doanh nghiệp IPO là một trong những vấn đề được doanh nghiệp Việt Nam quan tâm khi muốn huy động vốn từ bên ngoài nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh và các nguồn thu, lợi ích khác cho doanh nghiệp cũng như giảm thiểu nhiều rủi ro nhất. Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ cung cấp các vấn đề pháp lý liên quan đến chủ đề này theo quy định của pháp luật.

thủ tục hành chính cho doanh nghiệp IPO

Điều kiện và thủ tục hành chính cho doanh nghiệp IPO

  • IPO là viết tắt của Hình thức công khai lần đầu phát hành, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “lần đầu tiên lên sàn”. Sau khi phát hành cổ phiếu công khai lần đầu, một công ty cổ phần sẽ trở thành công ty cổ phần niêm yết và các nhà đầu tư có thể dễ dàng mua cổ phiếu của họ trên sàn giao dịch chứng khoán.
  • Hình thức chào bán chứng khoán công khai bao gồm chào bán chứng khoán lần đầu, chào bán thêm cổ phiếu hoặc quyền mua cổ phiếu công khai và các hình thức khác. Do đó, chào bán chứng khoán lần đầu công khai là một trong các hình thức chào bán chứng khoán được pháp luật công nhận.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 14 Luật Chứng khoán 2019

Điều kiện thực hiện IPO

Điều kiện chung

Chào bán chứng khoán công khai là việc chào bán chứng khoán theo một trong các phương thức sau:

  • Chào bán thông qua phương tiện truyền thông công chúng;
  • Chào bán cho từ 100 nhà đầu tư trở lên, không tính nhà đầu tư chuyên nghiệp;
  • Chào bán cho các nhà đầu tư không xác định.

Cơ sở pháp lý: khoản 19 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019

Điều kiện cụ thể

  • Vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký chào bán phải từ 30 tỷ đồng trở lên, tính theo giá trị ghi trong sổ kế toán;
  • Hoạt động kinh doanh liên tục trong 2 năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi và không có lỗ tích lũy tính đến năm đăng ký chào bán;
  • Có kế hoạch phát hành và kế hoạch sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội cổ đông thông qua;
  • Tối thiểu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn; trong trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành;
  • Cổ đông lớn trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu công khai của tổ chức phát hành phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành trong ít nhất 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán;
  • Tổ chức phát hành không được bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;
  • Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu công khai, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;
  • Có cam kết và phải niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán;
  • Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu từ đợt chào bán.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán 2019.

Thủ tục hành chính cho doanh nghiệp IPO

Thủ tục hành chính cho doanh nghiệp IPO

Thủ tục hành chính cho doanh nghiệp IPO tại Việt Nam

Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu công khai theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP;
  • Bản cáo bạch theo quy định tại Điều 19 Luật Chứng khoán 2019 ;
  • Điều lệ của tổ chức phát hành;
  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua kế hoạch phát hành, kế hoạch sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán và văn bản cam kết niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
  • Văn bản cam kết tuân thủ quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều 15 của Luật này;
  • Văn bản cam kết của các cổ đông lớn trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu công khai của tổ chức phát hành về việc cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành trong ít nhất 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán;
  • Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu công khai với công ty chứng khoán;
  • Văn bản xác nhận từ ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu từ đợt chào bán;
  • Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có)

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 18 Luật Chứng khoán 2019, Điều 11 Nghị định 155/2020/NĐ-CP

Thủ tục thực hiện

  1. Nộp hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán công khai tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
  2. Sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán công khai theo quy định tại Điều 22 Luật Chứng khoán và quy định tại Nghị định 155/2020/NĐ-CP.
  3. Gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước 06 Bản cáo bạch chính thức để hoàn thành thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán công khai.
  4. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán công khai.
  5. Công bố Bản thông báo phát hành
  6. Phân phối chứng khoán theo quy định tại Điều 26 Luật Chứng khoán.
  7. Gửi Báo cáo kết quả đợt chào bán kèm xác nhận từ ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản phong tỏa về số tiền thu được từ đợt chào bán cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của tổ chức phát hành, cổ đông đăng ký chào bán là tổ chức (nếu có), Sở Giao dịch Chứng khoán về kết quả đợt chào bán.

Cơ sở pháp lý: Điều 41 Nghị định 155/2020/NĐ-CP

Rủi ro khi thực hiện doanh nghiệp IPO

Rủi ro khi thực hiện doanh nghiệp IPO

Rủi ro khi thực hiện IPO

  • Để có được nguồn vốn đáng kể cho doanh nghiệp, bạn cần chấp nhận các rủi ro như mất quyền điều hành và kiểm soát kinh doanh nếu xảy ra sai sót, người đứng đầu.
  • Các bộ phận như CEO, CFO và các thành viên Hội đồng quản trị phải nắm vững các quy định pháp luật, vì lúc này, họ có trách nhiệm đảm bảo các bước tiến của doanh nghiệp.
  • Bạn phải kiểm soát được việc tăng phát sinh chi phí quản lý, thủ tục kế toán (tăng lên 3-4 lần) khi niêm yết trên sàn chứng khoán để không ảnh hưởng đến nguồn thu của công ty.
  • Các hoạt động mua bán cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng và phải thay đổi liên tục theo chính sách của Chính phủ. Áp lực để duy trì tốc độ tăng trưởng là rất lớn.
  • Mỗi doanh nghiệp niêm yết phải công bố/trả lời các thông tin, cung cấp tài liệu liên quan về hoạt động cho cổ đông và báo chí.
  • Mỗi quyết định đều phải được thông qua sự đồng thuận của đa số. Hoặc một phần của công ty có thể bị bán cho các tổ chức khác mà bạn không muốn.

Luật sư tư vấn doanh nghiệp thực hiện IPO

  • Tư vấn về ưu điểm và nhược điểm của IPO cho doanh nghiệp trước khi thực hiện IPO
  • Xem xét hồ sơ và điều kiện của công ty đã đủ để thực hiện IPO hay chưa
  • Tư vấn về thực hiện IPO theo quy trình pháp luật

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc hiểu về IPO, điều kiện thực hiện, thủ tục hành chính cho doanh nghiệp IPO và các rủi ro khi thực hiện IPO. Nếu có khó khăn hoặc thắc mắc cần tư vấn luật doanh nghiệp, vui lòng liên hệ hotline 1900.633.716 để nhận sự tư vấn từ luật sư. Xin cảm ơn.

Điểm số: 4,54 (12 phiếu)

Related Posts