Danh sách nội dung

Dù bạn không học hoặc làm về kinh tế, nhưng ít nhất bạn đã nghe đến GDP một lần. Vậy GDP là gì? Cách tính GDP như thế nào và ý nghĩa của chỉ số này đối với kinh tế? Cùng tìm hiểu cùng DNSE nhé.

GDP là gì? Các khái niệm liên quan đến GDP

GDP là gì?

GDP là gì?
GDP là gì?

GDP (Gross Domestic Product) được hiểu là tổng giá trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong lãnh thổ của một quốc gia, còn được gọi là sản phẩm quốc nội hoặc sản phẩm nội địa. Giá trị GDP sẽ được tổng kết và tính toán theo quý hoặc theo năm.

Đối với mỗi vùng/quốc gia, giá trị GDP rất quan trọng, nó cho thấy mức độ tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của vùng/quốc gia đó.

GDP thể hiện rõ những hàng hóa được sản xuất trên thị trường trừ những mặt hàng lậu hoặc những sản phẩm tự cung tự cấp không được mua bán (ví dụ như bạn tự trồng rau để ăn mà không cần mua từ chợ).

GDP chỉ thể hiện giá trị cuối cùng của những hàng hóa và dịch vụ, không tính quá trình.

GDP được tính theo lãnh thổ kinh tế: các đơn vị hoạt động sản xuất, kinh doanh dưới hình thức tổ chức, cá nhân, gia đình…

GDP bình quân đầu người là gì?

GDP bình quân đầu người là chỉ số trung bình thể hiện kết quả sản xuất, kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định của mỗi người.

GDP bình quân đầu người của một quốc gia = GDP của quốc gia tại thời điểm đó / tổng số dân của quốc gia vào cùng thời điểm.

Ví dụ: Năm 2019, GDP của quốc gia H là 200 triệu USD, tổng số dân là 10 triệu người. GDP bình quân đầu người là:

200.000.000 USD / 10.000.000 = 20 USD/người

Chỉ số GDP càng cao thì thu nhập và đời sống của người dân càng tốt.

GDP danh nghĩa là gì?

GDP danh nghĩa (Nominal GDP) là sản lượng hàng hóa và dịch vụ được tính theo giá thị trường hiện tại. Vì có hàng trăm, hàng nghìn biến động giá trong một năm, chúng tôi sử dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá trung bình của từng sản phẩm.

GDP danh nghĩa = (Tổng số lượng hàng hóa, dịch vụ trong thời điểm đó) x (giá của hàng hóa, dịch vụ trong cùng thời điểm).

Nó phản ánh sự lạm phát và phát triển kinh tế. GDP chỉ phản ánh mức độ tăng giá của sản phẩm, dịch vụ so với thời gian trước, không phản ánh số lượng.

GDP thực tế

Là chỉ số giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ trong nước đã được điều chỉnh với tốc độ lạm phát. Giá trị này sẽ phản ánh một cách đầy đủ, chính xác nhất để các chuyên gia tham khảo và đưa ra kế hoạch, chính sách cho Ngân hàng Trung ương Quốc gia.

Cách tính GDP thực tế:

GDP thực tế = GDP danh nghĩa / Hệ số giảm phát GDP

Ví dụ: Giá hàng hóa đã tăng 10%, hệ số giảm phát = 1 + 10% = 1,1%

GDP danh nghĩa là 100 tỷ USD nên GDP thực = 100 tỷ USD / 1,1 = 90,9 tỷ USD

Có 2 trường hợp khi có giá trị GDP thực tế:

  • Lạm phát dương (đang lạm phát): GDP thực tế < GDP danh nghĩa
  • Lạm phát âm (giảm lạm phát): GDP thực tế > GDP danh nghĩa

Yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số GDP

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chỉ số GDP?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chỉ số GDP?
  • Dân số: Đây là yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với GDP, vì dựa trên dân số để tính GDP bình quân đầu người. Dân số tạo ra vật chất và cũng tiêu thụ những sản phẩm mà họ tạo ra.
  • FDI (Foreign Direct Investment): Là nguồn vốn được đổ từ nước ngoài trực tiếp vào đất nước để đầu tư vào các lĩnh vực lâu dài: Chính phủ, cơ sở hạ tầng, nhà máy,… Đầu tư của nước ngoài được coi là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế trong nước và là minh chứng cho chính sách mở cửa kinh tế quốc tế.
  • Lạm phát: Khi hàng hóa và dịch vụ tăng giá đồng loạt trong một thời gian dài, dẫn đến mất giá của đồng tiền, từ đó dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP càng cao thì mức lạm phát cũng càng cao. Vì vậy, chính phủ đã đề ra các chính sách kinh tế để kiểm soát lạm phát không vượt quá mức tăng trưởng GDP của quốc gia.
  • Một số yếu tố khác: tài nguyên thiên nhiên, cơ cấu ngành nghề, pháp luật,…

Cách tính GDP và ý nghĩa của GDP với kinh tế của mỗi quốc gia

Tùy thuộc vào các góc độ khác nhau, cách tính GDP cũng khác nhau, nhưng kết quả là tương đương. Có 3 phương pháp để tính GDP:

Các cách tính GDP
Các cách tính GDP

Phương pháp sản xuất

Đối với phương pháp sản xuất, tổng sản phẩm nội địa là tổng giá trị gia tăng của kinh tế trong một khoảng thời gian:

GDP = Giá trị gia tăng + Thuế nhập khẩu

Hoặc

GDP = Giá trị sản xuất – Phí trung gian + Thuế nhập khẩu

Giá trị gia tăng: lợi nhuận của người sản xuất, tiền công, bảo hiểm, khấu hao tài sản cố định…

Thuế nhập khẩu là các khoản thuế quy định tính trên các hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài về.

Phương pháp sử dụng cuối cùng (tính tổng chi tiêu)

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi. Nó bao gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, sự khác biệt trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia.

Công thức tính GDP như sau:

GDP = C + G + I + NX

Trong công thức trên:

  • C: tổng giá trị chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ của các hộ gia đình trong trong nước
  • I: tổng giá trị chi tiêu đầu tư: các thiết bị máy móc, xưởng sản xuất…
  • G: tổng giá trị chi tiêu của chính phủ
  • NX là cân bằng thương mại: xuất khẩu ròng của nền kinh tế. X: xuất khẩu – N: nhập khẩu.

Phương pháp thu nhập

Phương pháp này tính GDP dựa trên thu nhập, bao gồm thu nhập của lao động, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định, giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ của một quốc gia.

GDP = W + R + I + De + Pr + Ti

Trong công thức trên:

  • W: là thu nhập lao động
  • R: là thu nhập từ cho thuê
  • I: là thu nhập lãi
  • Pr: là lợi nhuận
  • Ti: thuế trên hàng hóa, dịch vụ bán trên thị trường, trợ cấp của chính phủ cho sản xuất (thuế thuần)
  • De: khấu hao tài sản cố định

GDP và những hạn chế

  • Vì chỉ dựa trên các tài liệu chính thức, GDP không thể kiểm soát các hoạt động kinh tế ngoài luồng như mua bán trái phép, lao động tự do, làm việc tại gia đình…
  • GDP chỉ tính các hoạt động mua bán cuối cùng và chỉ tính toán với các vốn đầu tư mới, không tính đến các giao dịch, thỏa thuận trong quá trình sản xuất các sản phẩm, dịch vụ cuối cùng.
  • GDP chỉ phản ánh các yếu tố vật chất và không xác định mức độ hạnh phúc của dân số trong quốc gia.

Kết luận

GDP là một chỉ số quan trọng để đánh giá tình trạng kinh tế của một quốc gia có phát triển hay không, giúp bạn hiểu và phân tích những biến động trên thị trường. Chúng tôi hi vọng kiến thức về GDP mà DNSE cung cấp trong bài viết này đã mang lại giá trị cho bạn.

Related Posts